Ăn rau gì tốt cho sức khỏe? 22 loại rau bổ dạ dày, gan thận, mịn da
Rau xanh là một trong những loại thực phẩm quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Có rất nhiều loại rau có chứa lượng chất xơ dồi dào, các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Vậy, bạn đã biết nên ăn rau gì tốt cho sức khỏe của mình hay chưa?
1. Ăn rau gì tốt cho sức khỏe dạ dày
Bạn có thể bảo vệ và cải thiện các chức năng của dạ dày bằng cách sử dụng một số loại rau tốt cho dạ dày như sau.
1.1. Cà rốt
Cà rốt được biết đến là một loại thực phẩm có chứa carotene dồi dào. Đây là loại hợp chất có thể chuyển hóa thành vitamin A có lợi cho cơ thể con người.
Ăn cà rốt có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng hư hại của gan và lá lách, đồng thời phát triển chức năng của đường ruột, bảo vệ dạ dày, làm sáng mắt và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số vi khuẩn, vi rút gây bệnh thường gặp.
Ăn cà rốt có thể hỗ trợ cải thiện chức năng đường ruột, bảo vệ dạ dày và làm sáng mắt (Nguồn: suckhoedoisong.vn)
1.2. Rau chân vịt
Khác với các loại sữa chua dinh dưỡng có khả năng bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa và đường ruột, rau chân vịt lại có chứa cellulose có khả năng thúc đẩy nhu động của đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Việc bạn thường xuyên ăn rau chân vịt sẽ giúp cho gan, ruột và đặc biệt là dạ dày được bảo vệ tốt. Ăn rau tốt cho sức khỏe như rau ăn lá phù hợp cho người bị đau dạ dày cấp và mãn tính.
1.3. Cải bắp
Ăn rau gì tốt cho sức khỏe dạ dày? Trong cải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U với khả năng chống loét dạ dày và tá tràng hiệu quả. Uống nước ép cải bắp hay sử dụng chúng để chế biến thành các món ăn trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn bảo vệ màng nhầy và làm giảm các nguy cơ mắc chứng bệnh về dạ dày của bạn. Ngoài ra, bạn có thể thêm mật ong nguyên chất vào nước ép này để dễ uống hơn đồng thời tăng cường khả năng phục hồi của căn bệnh dạ dày.
1.4. Khoai tây
Khoai tây là loại rau ăn củ có chứa hàm lượng lớn tinh bột có lợi. Sau khi tinh bột này theo đường ăn uống xâm nhập vào cơ thể bạn, nó có thể chuyển hóa thành các glucose để bảo vệ thành dạ dày của bạn và thúc đẩy đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
Trong khoai tây có chứa rất nhiều tinh bột có lợi cho dạ dày, thúc đẩy đường ruột hoạt động tốt hơn (Nguồn: dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net)
1.5. Bí ngô
Pectin có trong bí ngô sẽ có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn, đặc biệt là tại dạ dày. Đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, ăn bí ngô chính là một biện pháp giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.
Bạn có thể nấu canh bí ngô hoặc cho bí ngô vào súp, cháo trong các bữa ăn tối hàng ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Bí ngô (Nguồn: phoenixbites.com)
2. Ăn rau gì tốt cho sức khỏe làn da
Chọn những loại rau tốt cho sức khỏe có thành phần bổ, mát và thanh nhiệt sẽ rất tốt cho những bạn thường xuyên bị mụn ghé thăm và trú ngụ.
2.1. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi đặc biệt có tính mát và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt phù hợp để sử dụng ngăn ngừa và điều trị mụn. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 50g rau mồng tơi nấu canh hoặc xay sinh tố uống mỗi ngày là có thể cải thiện tốt tình trạng làn da mụn của mình.
Rau mồng tơi (Nguồn: hatgiongat.com)
2.2. Rau diếp cá
Rau diếp cá có vị cay, tính mát, mang trên mình công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và trừ mụn hiệu quả. Loại rau này dùng rất tốt cho những người thường xuyên bị nóng trong người do nhiệt hay bị nổi mụn trong thời kỳ sinh lý. Dùng ngày 50g rau diếp cá ăn sống hoặc ép lấy nước uống, trong một thời gian ngắn làn da của bạn sẽ có những chuyển biến rõ rệt.
2.3. Cải xoong
Cải xoong là rau tốt cho sức khỏe và làn da được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Bởi ngoài việc cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các dung dịch tiết ra từ lá cải xoong kết hợp với mật ong sẽ tạo ra một hỗn hợp làm mặt nạ điều trị mụn và tàn nhang hiệu quả.
2.4. Bí đao
Cũng như các loại rau tốt cho sức khỏe khác, bí đao có tính mát, vị ngọt có thể thanh phế, lợi tiểu và tiêu trừ mụn nhọt, làm đẹp da. Bạn có thể phòng ngừa và điều trị mụn nhọt bằng cách dùng bí đao để nấu với các loại canh chân giò, thịt vịt đều rất ngon và bổ dưỡng.
2.5. Rau càng cua
Trị mụn nhọt bằng rau càng cua cũng là một giải pháp tối ưu dành cho bạn, đặc biệt là khi mụn nhọt vừa mới xuất hiện, còn sưng đỏ. Bạn chỉ cần sử dụng mỗi ngày 50g rau càng cua ăn sống hoặc bóp dấm ăn kèm với cua, cá, thực đơn bữa ăn của bạn sẽ trở nên ngon miệng, thú vị lại vô cùng bổ dưỡng đấy.
2.6. Rau má
Rau má có tác dụng làm thanh nhiệt, mát gan, giải độc và điều trị mụn nhọt tận gốc. Dùng mỗi ngày 50g rau má nấu canh hoặc xay nước rau má uống rồi lấy bã rau má đắp lên vùng da bị mụn. Chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn, bạn sẽ thấy những đốm mụn biến mất, thậm chí còn không để lại sẹo, trả lại cho bạn một làn da trắng hồng tự nhiên.
Rau má (Nguồn: hatgiongphuongnam.com)
3. Ăn rau gì tốt cho sức khỏe vùng thận
Ăn rau gì tốt cho sức khỏe của thận? Để giữ cho thận của mình hoạt động tốt, bạn nên bổ sung ngay các loại rau này trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
3.1. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người có vấn đề sức khỏe về thận. Trong ớt chuông đỏ có chứa ít kali, đồng thời có nhiều vitamin A, B, C, axit folic và các chất xơ có lợi có khả năng tăng cường chức năng của thận. Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể và chống lại một số căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Ớt chuông đỏ (Nguồn: foody.vn)
3.2. Tỏi
Ăn nhiều tỏi giúp bạn giảm viêm và giảm lượng cholesterol trong máu. Không những thế, tỏi cũng có chất chống oxy hóa nằm trong top 25 loại thực phẩm tốt cho thận của bạn.
Sử dụng tỏi để chế biến trong các món ăn hàng ngày của gia đình không những không làm ảnh hưởng đến công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe, mà đây còn là một giải pháp giúp bồi bổ thận của bạn rất tốt đấy.
3.3. Rau cải xanh (súp lơ)
Bạn có thể sử dụng rau cải xanh để ăn sống hoặc xào, luộc tùy theo sở thích của mình để giúp nó trở thành một món ăn tuyệt vời cho sức khỏe. Trong rau cải xanh có chứa các hợp chất có khả năng làm sạch cơ thể và lọc các tạp chất trong máu, hỗ trợ điều trị và bảo vệ thận hiệu quả.
Bông cải xanh có khả năng làm sạch cơ thể và lọc các tạp chất xấu trong máu của bạn (Nguồn: product.hstatic.net)
3.4. Măng tây
Ăn rau tốt cho sức khỏe như măng tây có thể làm sạch thận và ngăn ngừa mắc bệnh sỏi thận. Nó cũng là loại thực phẩm tuyệt vời được sử dụng để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các tế bào trong thận hoàn thành tốt chức năng của mình.
3.5. Cải xoăn
Cải xoăn là một loại rau rất gần gũi và dễ tìm kiếm hiện nay. Cải xoăn có lợi cho thận và có chứa rất nhiều vitamin, canxi và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp cải thiện chức năng thận cho thận hoạt động hiệu quả.
Cải xoăn (Nguồn: sagefarmersmarket.org.au)
4. Ăn rau gì tốt cho gan
Rau xanh không chỉ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất mà nó còn rất phong phú về lượng muối vô cơ và cellulose… Những hợp chất này đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi của những bệnh nhân bị bệnh gan.
4.1. Rau muống
Rau muống là một loại rau thông dụng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của gia đình. Có thể bạn không biết, các thành phần có trong rau muống như protein, chất béo, muối vô cơ…. có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho gan. Đối với những người bị bệnh gan, sử dụng rau muống để xào, luộc hay nấu canh và sử dụng trong thực đơn bữa ăn hàng ngày sẽ giúp phục hồi chức năng gan hiệu quả.
4.2. Nấm
Nấm có vị ngọt và chứa đường, vitamin, protein cũng như các loại muối vô cơ có lợi cho cơ thể. Thực tế, các loại nấm tươi ngon, nhiều dinh dưỡng này có thể điều tiết hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan rất tốt.
Nấm có thể điều tiết hệ miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc gan và hỗ trợ điều trị viêm gan
4.3. Mộc nhĩ
Là loại nông sản khô giàu chất béo, protein và đường có khả năng ích vị dưỡng huyết, vô cùng bổ dưỡng cho cơ thể con người, đặc biệt là đối với những người không may mắc các chứng bệnh về gan, thận. Bạn có thể sử dụng mộc nhĩ để hầm canh, nấu cháo hoặc làm súp tùy thích để thay đổi thực đơn với mộc nhĩ mỗi ngày để mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
4.4. Rong biển
Rong biển ngoài công dụng tiêu đờm, bổ phế, chiết xuất của nó còn có thể ức chế sự tập kết của các tiểu cầu, chống viêm, loét gan hiệu quả. Các món canh ngọt, mát từ rong biển sẽ giúp bạn điều trị các chứng bệnh về gan và giúp cho gan của bạn hoạt động tốt hơn rất nhiều đấy.
4.5. Hạt sen
Sen là một loại hạt thông dụng, thường được sử dụng trong các món ăn bổ dưỡng như gà hầm, cháo hạt sen hay chè hạt sen…. Ngoài vị ngon có thể mang đến cho các món ăn, hạt sen còn có khả năng trị ho và làm mềm dây thần kinh, chống xơ hóa gan và xơ cứng gan nữa đấy.
Ngoài việc giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn, hạt sen còn có thể chống xơ hóa gan và xơ cứng gan rất tốt (Nguồn: 2sao.vietnamnetjsc.vn)
4.6. Củ cải đỏ
Củ cải đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A thô tốt cho đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan và gián tiếp ngăn ngừa sự xuất hiện của các tế bào ung thư hiệu quả.
Củ cải đỏ (Nguồn: alicdn.com)